Những điều cần biết về máy ủi
Máy ủi có thiết bị công tác là lưỡi
ủi, đây là loại máy thi công đất theo một chuỗi các công tác đào đất,
vận chuyển đất bằng bàn gạt (ủi đất), rải đất ra trên mặt bằng san.
Công dụng
Máy được sử dụng để san ủi đất, đá,
hoặc một số vật liệu rời khác, phục vụ thi công công trình xây dựng
trong công nghiệp, giao thông, thủy lợi, nông nghiệp và các công trình
phát triển cơ sở hạ tầng khác.
Cấu tạo
Cấu tạo
Máy ủi gồm những bộ phận chính sau đây:
khung, động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống thủy lực, hệ thống điện,
hệ thống điều khiển, buồng lái, hệ thống di chuyển (xích), thiết bị công
tác, vỏ (cabo).
BẢO DƯỠNG
QUY ĐỊNH CHUNG Bảo dưỡng kỹ thuật (TO)
máy ủi bao gồm công việc kiểm tra hàng ngày và định kỳ, siết ốc, bôi
trơn và điều chỉnh các cơ cấu máy ủi. Các công việc bảo dưỡng được chia
ra như sau:
* Thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật khi chuẩn bị máy đưa ra sử dụng, trong thời gian và sau 50 giờ chạy đầu tiên của máy mới.
* Thực hiện theo yêu cầu.
* bảo dưỡng kỹ thuật bắt buộc (hoặc theo định kỳ)
* Thực hiện theo yêu cầu.
* bảo dưỡng kỹ thuật bắt buộc (hoặc theo định kỳ)
Những công việc bảo dưỡng kỹ thuật máy
ủi mới cũng được thực hiện đồng thời. Những công việc bảo dưỡng theo yêu
cầu sẽ được thực hiện tuỳ thuộc vào chỉ số của các dụng cụ đo, các tín
hiệu và các dấu hiệu cụ thể thông báo tình trạng kỹ thuật. Việc thực
hiện các công việc đó sẽ tiến hành theo nguyên tắc trong khi bảo dưỡng
sau mỗi ca làm việc. Các công việc theo bảo dưỡng theo định kỳ sẽ được
thực hiện không cần kiểm tra trước tình trạng máy kéo.
Đối với máy ủi quy định các loại bảo
dưỡng kỹ thuật định kỳ như sau: ETO-bảo dưỡng kỹ thuật được thực hiện
theo mỗi ca hoặc theo mỗi giờ chạy. TO 1- sau mỗi 50 giờ chạy. TO 2- sau
mỗi 250 giờ chạy. TO 3- sau mỗi 1000 giờ chạy. STO- bảo dưỡng kỹ thuật
được thực hiện khi chuyển mùa:
* TO – VL – khi chuyển mùa từ thu đông
sang xuân hè (khi nhiệt độ không khí xung quanh từ dưới -5 đến + 5độC,
thường áp dụng cho các miền có khí hậu lạnh (như Nga).
* TO – 03 – khi chuyển mùa xuân hè sang thu đông (khi nhiệt độ không khí xung quanh bắt đầu xuống dưới +5độC).
* TO – 03 – khi chuyển mùa xuân hè sang thu đông (khi nhiệt độ không khí xung quanh bắt đầu xuống dưới +5độC).
Việc bảo dưỡng theo mùa có thể làm cùng
với 1 trong các TO khi sử dụng máy ủi trong những điều kiện đặc biệt
(bụi bẩn nhiều, đá dặm, đất lầy, nhiệt độ thấp, đồi dốc cao) thì việc
bảo dưỡng kỹ thuật được thực hiện bổ sung (hoặc điều chỉnh bằng những
quy định tương ứng.
KHÔNG ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG MÁY ỦI KHI CHƯA
THỰC HIỆN BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT ĐẦY ĐỦ VÀ THEO ĐỊNH KỲ QUY ĐỊNH. Tùy theo
điều kiện làm việc của máy ủi có thể cho phép xê dịch thời gian bảo
dưỡng định kỳ TO1, TO2-10%, TO3-5%. Bảo dưỡng sau mỗi ca và bảo dưỡng
định kỳ TO1 và TO2 có thể được thực hiện ngay nơi làm việc của máy ủi
trên một khoảng đất trống sạc h sẽ và an toàn cháy nổ. TO-3, TO-VL và
TO-03 được thực hiện trong xưởng có mái che hoặc ở những nơi mà mưa và
bụi không ảnh hửong đến máy kéo. Công việc rửa, chấm nước (nhiên liệu
chất chống đông), bơm nhiên liệu vào máy ủi phải được thực hiện cẩn
thận, không làm dấy bẩn, rơi vãi ra nơi bảo dưỡng.
Khi xả nhớt bẩn từ hệ thống và từ các
cụm cấu thành của máy kéo, cần phải sử dụng những đồ chứa (xô, chậu…)
không được để nhớt chảy hoặc trào ra sàn (đất) và đảm bảo đồ chứa phải
chứa đủ chất xả ra. Vật liệu lau chùi sạch, sau công việc, phải được gom
lại và bảo quản ở một nơi riêng. Nhớt đã sử dụng phải được chứa trong
thùng chứa chuyên dụng để có thể đem đi tái chế. Nhiên liệu Diezen, dầu
hỏa, xăng dùng để rửa các chi tiết, không được đổ đi, không được trộn
lẫn vào nhau, chứa trong một bình chứa tiêng để lắng, sau đó có thể sử
dụng lại. Công việc siết ốc với moment quy định phải được thực hiện bằng
khoá động lực.
CÁC CÔNG VIỆC BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MÁY MỚI: Khi chuẩn bị đưa máy ra sử dụng lần đầu tiên:
* Kiểm tra sự đồng bộ và lắp lại các chi tiết đã tháo ra khỏi máy trong quá trình vận chuyển, bảo quản.
* Tháo lớp bảo quản bên ngoài, lau sạch mỡ bảo vệ và tháo bỏ lớp giấy paraphin bảo vệ của những chi tiết cấu thành của máy ủi, được bao bọc khi bảo quản niêm cất.
* Tháo lớp bảo quản bên ngoài, lau sạch mỡ bảo vệ và tháo bỏ lớp giấy paraphin bảo vệ của những chi tiết cấu thành của máy ủi, được bao bọc khi bảo quản niêm cất.
Phải kiểm tra các mức đo dầu, nhớt, nếu cần châm thêm nhớt vào:
* Cac-te của động cơ.
* Cac-te của máy lai.
* Cac-te của máy lai.
Đổ nhiên liệu vào:
* Bình chứa nhiên liệu động cơ bằng dầu Diezen.
* Bình chứa nhiên liệu của máy lai – bằng xăng A76.
* Hệ thống làm mát – bằng dung dịch làm mát (ở Việt Nam dùng nước sạch không nhiễm phèn).
* Bình chứa nhiên liệu của máy lai – bằng xăng A76.
* Hệ thống làm mát – bằng dung dịch làm mát (ở Việt Nam dùng nước sạch không nhiễm phèn).
Nối bình ắc quy (mà đã được chuẩn bị
cho công việc) vào hệ thống điện. Kiểm tra bằng cách quan sát bề ngoài,
độ tin cậy của các khớp nối giữa các bộ phận cấu thành của máy kéo, đảm
bảo không dò dỉ nhiên liệu, nhớt, dung dịch làm mát và nếu thấy cần
thiết thì hãy siết chặt lại và khắc phục sự dò dỉ. * Ghi chú: sau khi
khởi động máy phải quan sát ngay các đồng hồ đo trên bảng táp lô (sạc,
áp suất nhớt động cơ và nhiệt độ nước, đồng hồ giờ máy…) nếu có đồng hồ
nào không hoạt động thì phải báo ngay cho Nhà sản xuất-Nhà cung cấp để
khắc phục hoặc thay thế. NGHIÊM CẤM SỬ DỤNG MÁY KHI CÁC ĐỒNG HỒ ĐO TRÊN
BẢNG TÁP LÔ KHÔNG HOẠT ĐỘNG
Chú thích: ETO1: thực hiện trong 50 giờ
máy đầu tiên TO: thực hiện sau 50 giờ máy ETO: thực hiện sau mỗi 10 giờ
máy TO-1: thực hiện sau mỗi 50 giờ máy TO-2: thực hiện sau mỗi 250 giờ
máy TO-2 bs: thực hiện sau mỗi 500 giờ máy TO-3: thực hiện sau mỗi 1000
giờ máy TO-3 bs: thực hiện sau mỗi 200 giờ THEO Y/C: thực hiện theo yêu
cầu TO-03: thực hiện khi trời bắt đầu lạnh (từ hè sang thu) TO-VL: thực
hiện khi trời bắt đầu ấm (từ đông sang xuân) ++: rửa cả hệ thống
* thực hiện đối với máy ủi đề bằng máy lai
* thực hiện đối với máy ủi có đề điện trực tiếp
* thực hiện đối với máy ủi có đề điện trực tiếp
Thi công đất bằng máy ủi
Máy là loại máy thi công công tác san
đất. Nó có thể đào đất và đắp đất với độ sâu đào và chiều cao đắp khoảng
1 ÷ 1,5 m, nhưng không quá 2 m. Đồng thời nó có thể vận chuyển đất đi
với khoảng cách tối đa khoảng 100 ÷ 180 m, thuộc vào loại máy san có cự
ly vận chuyển trung bình. Cự ly vận chuyển đất thích hợp và hiệu quả
nhất là khoảng 25 ÷ 100 m. Máy ủi thích hợp công tác với các loại đất
cấp I, II, III. Còn nếu phải công tác đất cấp IV thì cần phải làm tơi
trước bằng các loại máy đào khác, trong trường hợp này chủ yếu máy ủi
làm nhiệm vụ vận chuyển và đắp đất. Khi vận chuyển đất máy ủi có thể leo
dốc với độ dốc nhỏ khoảng 10-20 % (máy ủi không nên leo dốc có độ dốc
quá 30 %).
Sơ đồ vận hành
Máy ủi có thể vận hành khi thi công công tác đất theo một trong hai sơ đồ:
* Tiến lùi: Máy ủi chạy thẳng vừa đào
vừa vận chuyển đất từ vùng đào sang vùng đắp. Sau khi rải đất vào vùng
đắp xong nó chạy lùi về hướng vùng đào tới nơi đào mới gần vị trí đào
trước đó, theo dường zích zắc. Sơ đồ này thích hợp áp dụng cho cự ly san
khoảng 10 ÷ 50 m.
* Tiến quay: Máy ủi chạy theo đường xoắn lò xo, vừa chạy vừa quay trong lúc đào vận chuyển và rải đất. Cự ly áp dụng hợp lý là khoảng cự ly xa hơn sơ đồ trên.
* Tiến quay: Máy ủi chạy theo đường xoắn lò xo, vừa chạy vừa quay trong lúc đào vận chuyển và rải đất. Cự ly áp dụng hợp lý là khoảng cự ly xa hơn sơ đồ trên.
Trong cả hai sơ đồ vận hành, máy ủi đều
phải đi qua lại mỗi đường ranh giới đào đắp O-O hai lần trong một chu
kỳ công tác. Ranh giới để áp dụng từng loại sơ đồ vận hành trên là
khoảng cách vận chuyển giới hạn lgh, được tinh như sau:
lgh = 2 vTvL(tQ-tS)/(vT-vL).
Với: tQ là thời gian quay đầu xe (tiến quay),
tS là thời gian cài số lùi, tức là sang số chuyển từ tiến sang lùi (tiến lùi),
vT là vận tốc máy ủi chạy với số tiến,
vL là vận tốc máy ủi chạy với số lùi.
Nếu cự ly vận chuyển đất mà công trình
san đất yêu cầu là lvc > lgh, thì áp dụng sơ đồ tiến quay, và ngược
lại áp dụng sơ đồ tiến lùi.
Năng suất của máy ủi
Năng suất thực dụng của máy ủi Ptd, là
năng lực công tác của máy trong vòng một ca làm việc, được tính bằng
tích số giữa số chu kỳ công tác của máy ủi trong một ca với khối lượng
đất mà máy ủi công tác được trong một chu kỳ vận hành (đây chính là khối
lượng đất tính toán trước bàn gạt của máy ủi trong một chu kỳ vận
hành). Năng suất thực dụng được tính theo công thức:
Ptd = q(3600Zksktki/Tck). (m³/ca)
Chu kỳ hoạt động của máy ủi Tck = (lđ/vđ)+(lvc/vvc)+((lđ+lvc)/v0)+ t0. (sec) tức là (giây)
Z là số giờ làm việc của máy ủi trong một ca làm việc. (giờ)
ks là hệ số súc đất, kể đến sự rơi vãi trong khi vận hành, máy càng chạy xa rơi càng nhiều.
kt là hệ số sử dụng thời gian.
ki hệ số kể đến ảnh hưởng của độ dốc mặt đất khi máy ủi vận hành.
lđ, lvc là các quãng đường mà máy ủi thực hiện đào đất và vận chuyển đất trong chu kỳ làm việc. (m)
vđ, vvc là tốc độ máy ủi chạy khi đào và khi vận chuyển. (m/s)
v0 là tốc độ máy chạy về (không tải). (m/s)
t0 là tổng thời gian máy ủi nâng hạ bàn gạt, quay và cài số. (sec)
q là lượng đất tính toán trước bàn gạt máy ủi. (m³)
Lượng đất công tác nằm trước bàn gạt
khi máy ủi làm việc thường bị rơi vãi dẫn đến năng suất thực tế của máy
ủi thường bị giảm. Lượng đất lúc máy ủi bắt đầu ủi được tính theo công
thức:
q0=0,75h2B, trong đó
h là chiều cao bàn gạt. (m)
B là bề rộng bàn gạt. (m)
Nếu cự ly vận chuyển nhỏ dưới 10 m thì
có thể coi là đất không bị rơi vãi trên quãng đường vận chuyển (q=q0).
Nếu cự ly vận chuyển lớn hơn 10 m thì q=q0-0,02B(lvc-10,0). Để nâng cao
năng suất, cách tốt nhất là dùng các biện pháp để giảm sự rơi vãi khi ủi
đất. Có thể có những cách sau để làm việc đó nhằm giữ năng suất:
* cho máy ủi ủi thành rãnh, dùng thành vách đất hai bên rãnh để giữ đất,
* cho máy ủi chạy thành từng cặp đôi song hành, giảm sự rơi vãi ở một phía của bàn gạt mỗi máy,
* cho máy ủi thành từng đợt ngắn. Nếu máy ủi thường thì khoảng cách vận chuyển hợp lý là 30 ÷ 40 m, nếu ủi rãnh có thể tăng lên 50 ÷ 60 m.
* Dùng máy ủi có cánh phụ lắp bản lề ở hai đầu bàn gạt để tránh rơi vãi khi ủi.
* cho máy ủi chạy thành từng cặp đôi song hành, giảm sự rơi vãi ở một phía của bàn gạt mỗi máy,
* cho máy ủi thành từng đợt ngắn. Nếu máy ủi thường thì khoảng cách vận chuyển hợp lý là 30 ÷ 40 m, nếu ủi rãnh có thể tăng lên 50 ÷ 60 m.
* Dùng máy ủi có cánh phụ lắp bản lề ở hai đầu bàn gạt để tránh rơi vãi khi ủi.
Độ dốc cũng ảnh hưởng đến năng suất,
nên khi máy ủi di chuyển trên địa hình dốc thì phải khống chế điều kiện
làm việc của máy ủi sao cho:
* Độ dốc ủi khi máy lên dốc không vượt quá 25°,
* Độ dốc ủi khi máy xuống dốc không vượt quá 35°,
* Độ dốc ủi khi máy di chuyển ngang không vượt quá 30°.
* Độ dốc ủi khi máy xuống dốc không vượt quá 35°,
* Độ dốc ủi khi máy di chuyển ngang không vượt quá 30°.
(Nguồn : sưu tầm Internet)